Thận yếu đang là bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao và đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là nam giới mắc bệnh lý này ngày càng nhiều.
Vậy bệnh thận yếu là gì và nguyên nhân, dấu hiệu thận yếu và cách chữa trị là như thế nào?
Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này để chủ động trong việc phòng tránh, cũng như kịp thời nhận biết và có cách chữa trị hiệu quả khi mắc bệnh.
Thận là một bộ phận thuộc hệ thống đường tiết niệu của con người, có chức năng loại bỏ chất cặn bã, độc tố và nước dư thừa ra bên ngoài, đồng thời giúp cơ thể điều tiết nồng độ chất điện giải, kiểm soát huyết áp và sản sinh hồng cầu.
Thận yếu là một chứng bệnh mãn tính khá nguy hiểm
Thận yếu là tình trạng thận bị suy giảm chức năng (thận suy) làm mất đi khả năng lọc sạch các độc tố và chất thải từ máu.
Căn bệnh này diễn ra rất từ từ và kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí tới cả năm mới được phát hiện, lúc này thì thận đã bị tổn thương nặng nề gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh lý khác như: Yếu sinh lý nam giới, đi tiểu nhiều lần hoặc tiểu không tự chủ….
Thận yếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe của người bệnh.
Do đó, cần phải nắm bắt được dấu hiệu, triệu chứng thận yếu để kịp thời nhận biết nhằm có phương pháp chữa trị hiệu quả, hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo các chuyên gia về Tiết niệu thì người bị thận yếu thường có những dấu hiệu, triệu chứng như:
Tiểu đêm nhiều
Chức năng chính của thận đó là đảm nhận vai trò lọc nước tiểu.
Nên khi thận bị suy yếu sẽ khiến cho tần suất đi tiểu tăng cao, nhất là khi về đêm, khiến người bệnh thường có dấu hiệu đi tiểu đêm nhiều lần và đau rát, khó chịu khi đi tiểu.
Cũng cần phân biệt trường hợp tiểu đêm do thận yếu với trường hợp tiểu đêm do sinh lý của cơ thế.
Đối với người bị thận yếu, quá trình tiểu đêm diễn ra lắc nhắc, mỗi lần tiểu không cho ra nhiều nước, khi tiểu có cảm giác đau rát khó chịu và đôi khi có cả máu. Nước tiểu sinh ra rất nhiều bọt trắng đục, mỗi lần tiểu xong vẫn có cảm giác đi tiểu chưa hết nhưng khi đi tiểu lại thì không được giọt nào.
Trường hợp đi tiểu đêm do sinh lý thì khác, đây chẳng qua là nhu cầu thải loại muối và nước ra khỏi cơ thể mà thôi. Nước tiểu có màu vàng bình thường, không nhiều bọt, khi đi tiểu thì không đau rát, mỗi lần tiểu xong thấy nhẹ nhõm thoải mái hơn.
Cơ thể mệt mỏi
Khi thận khỏe mạnh sẽ giúp sản sinh ra hormone erythropoietin giúp làm tăng lượng hồng cầu trong máu.
Tuy nhiên, lượng hormone này sẽ bị giảm đáng kể khi chức năng thận bị suy giảm dẫn đến triệu chứng thiếu máu và cơ thể mệt mỏi.
Các vấn đề sinh lý, tình dục
Thận giúp điều hòa lượng hormone sinh dục Androgen ở nam giới, vì thế khi thận bị suy yếu thì lượng hormone này được sản sinh ít hơn làm mất cân bằng âm dương, dẫn tới các vấn đề về sinh lý, tình dục như suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, yếu sinh lý,…
Đau lưng
Đau lưng cũng là một trong những triệu chứng khi thận yếu, người bệnh sẽ cảm thấy bị đau lưng mỗi khi khom lưng, cúi người hay đứng thẳng.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể kèm theo dấu hiệu tê mỏi bàn chân, đau nhức khó chịu ở gót chân.
Rối loạn đường tiêu hóa
Người bị thận yếu thường rất dễ bị táo bón và tiêu chảy lẫn lộn, đôi khi trong 1 ngày có thể xảy ra cả 2 trường hợp.
Tâm trạng bất ổn
Co giật, hay lo lắng, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, hoa mắt chóng mặt.
Dễ bị phù
Sưng bàn chân, mắt cá chân, phù nề tay chân do cơ thể bị ứ nước, da nổi mọng nước
Rối loạn tuần hoàn hô hấp
Đau tức ngực, khó thở, hen suyễn, buồn nôn và nôn kéo dài,...
Một số dấu hiệu điển hình của thận yếu
Thận bị yếu do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thể do một số nguyên nhân chính như:
Bất kỳ một thói quen xấu nào cũng có thể dẫn đến chứng thận yếu
Ngoài những nguyên nhân này thì thận bị yếu có thể do một số nguyên nhân khác như: cơ thể bị thiếu nước hoặc mất nước, mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp cao, tổn thương ở gan, suy gan,...
Bất kỳ một bệnh lý nào đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và bệnh thận yếu cũng không ngoại lệ.
Thận không chỉ là cơ quan chịu trách nhiệm sàng lọc các chất độc hại ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu mà đây còn là một mắc xích quan trọng trong toàn bộ hệ thống sinh tồn của con người.
Một khi thận bị vấn đề nào đó, các phản ứng và chu trình trong cơ thể sẽ bị rối loạn và mất đi tính cân bằng. Càng nguy hiểm hơn khi bệnh thận yếu rất khó để nhận biết và tiên lượng.
Và sự thật là nếu người có thận yếu không được phát hiện sớm cũng như có phương pháp chữa trị, khắc phục hiệu quả thì người đó có thể bị mắc nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Đừng bao giờ coi thường các triệu chứng do thận yếu gây ra
Vì những ảnh hưởng này, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh khi có triệu chứng thận yếu thì nên chủ động thăm khám để được tư vấn và có phương pháp chữa trị hiệu quả.
Bệnh thận yếu có chữa được không là mối quan tâm hàng đầu đối với các bệnh nhân.
Theo các chuyên gia thì bệnh yếu thận có thể chữa được và chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm và thực hiện chữa trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý.
Ngược lại, nếu người bệnh không chữa trị hoặc chữa trị không đúng cách, đúng thuốc sẽ khiến cho bệnh không khỏi mà còn nặng hơn, tái phát nhiều lần và gây nhiều biến chứng cho sức khỏe của người bệnh.
Do đó, khi bị suy giảm chức năng thận thì người bệnh không nên tùy tiện mua thuốc hay chữa trị bằng bất kỳ phương pháp nào khi chưa thăm khám và xác định chính xác tình trạng bệnh lý. Bởi việc làm này sẽ khiến bệnh không khỏi, tốn thêm nhiều thời gian và chi phí, tiền mất tật mang,...
Chữa thận bị yếu bằng cách nào? Chữa thận yếu ở nam giới như thế nào cho hiệu quả? là một trong những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm và đặt lên hàng đầu.
Hiện nay có rất nhiều cách chữa trị thận bị yếu, chữa thận yếu ở nam giới, trong đó phổ biến nhất là cách chữa bằng thuốc Tây y, thuốc Đông y và các bài thuốc dân gian.
Khi chữa thận yếu bằng thuốc Tây y thì các bác sĩ thường chỉ định sử dụng một số nhóm thuốc như:
Có thể dùng thuốc Tây y nhưng tuyệt đối tuân theo chỉ định của Bác sĩ
Điều trị bệnh thận bị yếu bằng thuốc Tây y giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, tuy nhiên, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống hoặc tự ý tăng giảm liều lượng của thuốc sẽ dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe.
Trong dân gian vẫn lưu truyền một số cách chữa thận yếu khá hiệu quả như:
Trong dân gian có một số cách trị thận yếu rất hiệu quả
Các phương pháp trên dễ làm, an toàn, lành tính và giúp người bệnh tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả mang lại là không cao và buộc người bệnh phải kiên trì áp dụng.
Trong Y học cổ truyền, thận là một trong 5 ngũ tạng quan trọng của cơ thể bao gồm Tâm – Can – Phế – Thận – Tỳ để giúp cơ thể hoạt động.
Thận bị suy yếu thường là do cơ thể rối loạn, khí huyết không thông, tà khí xâm nhập.
Vì thế, nguyên tắc điều trị bệnh theo Đông y cần chú trọng thông kinh hoạt lạc, bồi bổ ngũ tạng và phục hồi chức năng của thận.
Một số bài thuốc đông y chữa suy thận được áp dụng hiện nay như:
Các bài thuốc Đông y cũng được lựa chọn để bồi bổ thận
Các bài thuốc Đông y rất an toàn, lành tính, mang lại hiệu quả bền vững cho người bệnh nhưng cũng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì.
Để cải thiện chức năng của thận thì ngoài việc điều trị và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh nên ăn hoặc nên kiêng để tốt cho thận.
Những người bị suy thận, chức năng thận suy giảm nên bổ sung các loại thực phẩm sau vào khẩu phần ăn hàng ngày, bao gồm:
Bệnh nhân mắc chứng thận suy yếu nên kiêng ăn một số thực phẩm sau:
Mong rằng thông qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mọi người biết được bệnh thận yếu là gì, từ đó kịp thời nhận biết và có cách chữa trị hiệu quả khi mắc phải giúp bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thận yếu là một chứng bệnh khá nghiêm trọng và nó thiên về những rối loạn mang tính chuyên sâu, đòi hỏi sự can thiệp và hướng dẫn điều trị của những chuyên gia có kinh nghiệm tại bệnh viện. Hậu quả của bệnh thận yếu cũng rất nguy hiểm và không hề đơn giản như nhiều người nghĩ vì nó tác động đến mọi mặt của sức khỏe.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự phòng ngừa và bảo vệ mình bằng cách giữ gìn những thói quen sinh hoạt tốt và từ bỏ việc đưa vào cơ thể những chất độc hại không đáng có.
Bài viết hy vọng có thể cung cấp một vài thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu các bạn có bất cứ ý kiến nào khác về thận yếu, đừng ngần ngại chia sẻ cho chúng tôi bằng cách để lại bình luận bên dưới.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Bình luận