Loét là một thuật ngữ chung dùng để chỉ một tổn thương hở ở da hoặc ở niêm mạc ruột hoặc ở miệng, nhưng thường ngụ ý để chỉ tổn thương ở đường tiêu hóa. Nếu loét xảy ra ở dạ dày, gọi là loét dạ dày. Nếu loét xảy ra ở phần đầu ruột non, tá tràng, gọi là loét tá tràng.
Loét dạ dày tá tràng gây ra những triệu chứng đau dữ dội
Loét thường phát triển khi acid dạ dày kích thích và phá hủy các mô ở đường tiêu hóa. Tăng tiết acid và sự hiện diện của vi sinh vật, như H. pylori, thường là nguyên nhân gây loét đường tiêu hóa. Các yếu tố khác như hút thuốc lá, stress, ăn uống không thích hợp hoặc nhịn ăn, ăn uống quá nhiều rượu và một số loại thuốc cũng gây ra loét.
Một số trường hợp loét sẽ tự lành không cần điều trị. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể tái phát hoặc nặng hơn nếu nguyên nhân gây loét vẫn còn.
Sự mất cân bằng trong dạ dày là nguyên nhân gây loét
Đau nóng rát là triệu chứng thông thường nhất của loét. Cảm giác đau gây ra bởi loét và nặng hơn bởi acid dạ dày. Cơn đau do loét có thể có các đặc điểm sau:
Các triệu chứng viêm loét dạ dày
Sau đây là chế độ ăn tốt cho bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, giúp nhanh hồi phục vết loét:
Chia thành nhiều bữa nhỏ – ăn nhiều bữa nhỏ một ngày giúp giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa và giảm triệu chứng của loét.
Thức ăn giàu chất xơ – tăng chất xơ giúp điều trị loét, mục tiêu 30 gam mỗi ngày.
Rau xanh – rau xanh cung cấp vitamin K, giúp phục hồi các tổn thương gây ra bởi quá nhiều acid dạ dày.
Thực phẩm lên men – lợi khuẩn trong đường ruột có thể ngăn chặn sự phát triển của H. pylori. Dùng thêm các thực phẩm như kim chi, sữa chua vào trong chế độ ăn của bạn.
Một số thực phẩm chống viêm loét
Cam thảo dùng để chống loét hiệu quả
Bình luận